Hướng Dẫn Chọn Ngàm Chuyển Ống Kính Cho Máy Ảnh Hiện Tại
Mình đang tìm hiểu về việc sử dụng các ống kính vintage cho máy ảnh hiện tại của mình – ngàm E của Sony. Qua quá trình tìm hiểu, mình nhận thấy nhiều bạn gặp khó khăn trong việc xác định ngàm chuyển phù hợp cho máy ảnh và ống kính của mình. Ví dụ, Sony Alpha sử dụng ngàm E, còn Nikon có ngàm F hay Z. Bài viết này sẽ đơn giản hóa các tên gọi và vấn đề liên quan đến ngàm máy ảnh để anh em dễ tham khảo.
Mình sẽ chỉ tập trung vào các hãng máy ảnh và dòng máy ảnh mà mình cho là phổ biến nhất hoặc có điều gì đặc biệt. Trong một bài viết, không thể bao quát hết các hãng và ngàm, nhưng hy vọng sẽ cung cấp ít thông tin thú vị cho anh em.
Sony E-Mount
Sony có vẻ đơn giản nhất với dòng ống kính ngàm E. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn với ký hiệu FE – FE thực ra là ký hiệu cho ống kính tương thích với máy ảnh cảm biến fullframe của Sony, không phải tên ngàm.
Ngàm E – chữ E là viết tắt của từ Eighteen, biểu thị khoảng cách buồng tối (Flange focal distance) của ngàm E là 18mm.
Một điều thú vị là ngàm Z của máy ảnh MRL Nikon có KCBT chỉ 16mm, vì vậy có thể chế tạo ngàm chuyển để gắn ống kính ngàm E lên máy ảnh Nikon Z. Ngàm chuyển này rất mỏng và có giá khá đắt, ở Việt Nam dao động khoảng 6 đến 7 triệu đồng.
Hệ thống ống kính ngàm E là một trong các hệ thống ống kính dành cho máy ảnh MRL lớn nhất hiện tại, với nhiều dòng ống kính đã ra mắt đến đời thứ 2 như 24-70GM II, 16-35GM II.
Sony FX9 cũng sử dụng ngàm E-mount. Không chỉ cho máy ảnh Sony Alpha, ngàm E còn được sử dụng trên các máy quay Cinema line, CineAlta, các dòng máy vác vai (shoulder mount camera), box camera, và Pan tilt zoom (PTZ) camera. Vì vậy, ngàm E rất phổ biến.
Ngoài ra, Sony còn có ngàm A cho các dòng DSLR ngày trước như A99, A70. Tuy nhiên, sau khi Sony ngừng sản xuất DSLR, dòng ống kính này dần ít phổ biến.
Canon RF-Mount, EF-Mount, M-Mount
Canon có hai dòng ngàm phổ biến là EF – ngàm của các máy DSLR ngày trước, và RF của các máy Canon R series hiện tại.
Ngàm EF, dùng cho máy ảnh DSLR, có khoảng cách buồng tối lên tới 44mm. Đây là dòng ống kính có nhiều loại ngàm chuyển nhất mà mình biết. Vào thời điểm Sony A7 Mark 1 ra mắt, hệ thống ống kính ngàm E còn rất hạn chế, vì vậy việc sử dụng ngàm chuyển EF to E là lựa chọn phổ biến.
Hệ thống ống kính ngàm EF của Canon rất lớn và đa dạng, bao phủ đủ các tiêu cự và khẩu độ. Ngoài ống kính chụp ảnh, Canon cũng có nhiều ống kính cine.
Ngàm RF của Canon, dùng cho máy ảnh không gương lật MRL, hiện chưa có nhiều lựa chọn, nhưng mỗi ống kính ra mắt đều mang lại sự ấn tượng với chất lượng cao. Gần đây, chiếc RF 24-105mm F2.8 gây ấn tượng mạnh với chất lượng và thiết kế, mặc dù giá của nó khoảng 80 triệu đồng, không phải ai cũng có thể tiếp cận.
Hy vọng bài viết này giúp anh em hiểu rõ hơn về các loại ngàm và lựa chọn được ngàm chuyển phù hợp cho máy ảnh và ống kính của mình!